Những mốc siêu âm thai kì cần lưu ý
Siêu âm thai là một trong những việc cần làm và quan trọng của các mẹ bầu. Việc siêu âm giúp ích cho mẹ bầu trong việc chẩn đoán và phát hiện những điểm bất thường trong quá trình mang thai. Nhờ vậy, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra lời khuyên để cải thiện tình trạng và giữ an toàn cho thai nhi cũng như tiết lộ một vài bí mật nhỏ cho gia đình. Hãy cùng Genlab Việt Nam tìm hiểu về những mốc siêu âm quan trọng nhé.
1. Vậy siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là kỹ thuật phổ biến và giúp mẹ bầu theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai. Việc siêu âm này là vô cùng cần thiết để mẹ bầu có thể biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không và thiếu những dưỡng chất gì trong quá trình mang thai. Phương pháp này sử dụng các sóng âm (có tần số cao, tai người không thể nghe được) để tạo ra hình ảnh của em bé ở trong tử cung; nhờ đó các bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai vừa kịp thời phát hiện các bất thường, dị tật bẩm sinh (nếu có). Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp khi mà thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, thì bác sĩ siêu âm sẽ khó lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai. Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.
2. Các mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu không nên bỏ qua
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, nhưng có 3 thời điểm siêu âm trong thai kỳ mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:
- Từ khi biết mình mang thai đến 6-7 tuần.
- Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Từ 18 tuần đến 22 tuần
- Từ 30 tuần đến 32 tuần
2.1 Từ khi biết mình mang thai đến 6-7 tuần.
Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và có tim thai. Giai đoạn này bạn có thể làm một vài xét nghiệm như xét nghiệm XY sớm
2.1 Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
Nếu bạn đã làm các xét nghiệm sàng lọc như NIPT mà có các biểu hiện bất thường thì giai đoạn này khá quan trọng. Giai đoạn này siêu âm có thể biết được:
- Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể
- Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)
- Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể
- Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
- Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai
- Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
- Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
Các mốc siêu âm thai định kỳ mẹ bầu cần ghi nhớ
Share:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Ngọc Tú – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Việc thực hiện siêu âm khi mang thai là hết sức cần thiết, qua đó giúp mẹ biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không. Theo BS Nguyễn Ngọc Tú – BS Siêu âm sản phụ khoa tại Bệnh viện Vinmec Times City, dưới đây là các mốc thời gian quan trọng mà các mẹ bầu cần phải ghi nhớ và đi siêu âm thai.
1. Siêu âm thai kéo dài bao lâu?
Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp khi mà thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc mẹ hơi thừa cân hay lớp mô thành bụng dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, thì bác sĩ siêu âm sẽ khó lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai. Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.
2. Các mốc siêu âm thai
Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau, nhưng có 3 thời điểm siêu âm trong thai kỳ mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:
- Từ lúc biết mình mang thai đến 6-7 tuần
- Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Từ 18 tuần đến 22 tuần
- Từ 30 tuần đến 32 tuần
2.1 Siêu âm từ lúc biết mình mang thai đến 6-7 tuần
mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý. Ngoài ra chúng ta có thể làm một vài xét nghiệm để biết giới tính thai nhi. Kiểm tra gen lặn, ADN ở giai đoạn này
2.2 Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể
- Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)
- Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể
- Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
- Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai
- Đánh giá khoảng mở trong não (IT) theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
- Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
2.3 Siêu âm tầm soát dị tật thai 18 tuần đến 22 tuần – Siêu âm hình thái thai
Là khoảng thời gian tốt nhất trong thai kỳ để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai. 18 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá.
- Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ.
- Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không.
- Quan sát cột sống của bé, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.
- Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.
- Quan sát tim thai, đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.
- Quan sát dạ dày của bé.
- Quan sát 2 thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ 2 thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.
- Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường
- Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối.
- Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non
- Đánh giá tình trạng phát triển của bé, đo các chỉ số sinh học của bé,..để đánh giá xem bé phát triển có tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì.
- Trên siêu âm, tùy từng bệnh lý, có bệnh lý dễ phát hiện hơn, có bệnh lý tùy thuộc mức độ biểu hiện. Siêu âm tầm soát dị tật thai tuy có thể loại trừ phần lớn các dị tật: nhưng không thể loại trừ tất cả các bất thường của thai.
2.4 Siêu âm thai 30 tuần đến 32 tuần – Siêu âm đánh giá tăng trưởng của thai
Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai để đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường, thai nhỏ hay lớn hơn bình thường.
- Đánh giá về tuần hoàn của thai thông qua các động mạch chính. Từ đó đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai
- Các chỉ định xét nghiệm và siêu âm thêm với các vấn đề nếu gặp ở thai lớn và thai nhỏ
- Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần thứ 22 và lưu ý thêm 1 số khác biệt
- Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện ở giai đoạn muộn của thai kì ví dụ như nhẵn não…
- Đánh giá những bất thường trong quá trình phát triển cơ quan của thai như tắc ruột,..
- Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài tiêu biểu như nhiễm trùng Zika, CMV,…
3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?
Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.
Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.
Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.
Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá… Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.
Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.
Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.