Khi mang thai thì nên làm xét nghiệm gì và bao nhiêu tiền?
Khi mang thai sẽ có khá nhiều xét nghiệm cần phải làm. Tuỳ theo hiện trạng của thai phụ hoặc theo tư vấn của bác sĩ thì có thể làm những xét nghiệm tương ứng. Tuy nhiên trong quá trình mang thai có những xét nghiệm mà thai phụ nên làm. Những xét nghiệm này sẽ phòng ngừa 1 số nguy cơ rủi ro cũng như giúp cho quá trình chăm sóc thai nhi được dễ dàng và thuận lợi.
Vậy các xét nghiệm mà thai phụ nên làm là gì
1. Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT
Đây là xét nghiệm có độ chính xác rất cao. Có độ chính xác cao lên đến 99,97% đối với hội chứng Down. Đặc biệt, tỉ lệ dương tính giả của xét nghiệm này chỉ có 0,01% – thấp nhất so với các xét nghiệm cùng loại trên thế giới.
Ngoài ra NIPT có thể xét nghiệm được 09 bệnh di truyền lặn bao gồm: Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Alpha; Tan máu bẩm sinh Thalassemia thể Beta; Rối loạn chuyển hóa đường galactose; Bệnh phenylketone niệu; thiếu men G6PD; Thiếu hụt Citrin; Thiếu hụt men 5-alpha-reductase; Rối loạn dự trữ glycogen type 2 (bệnh Pompe); Rối loạn chuyển hóa đồng (bệnh Wilson)
Ở những gói cao cấp nhất NIPT có thể phát hiện được
Phát hiện các nguy cơ mắc các bệnh gây ra do bất thường của tất cả 23 cặp nhiễm sắc thể, gồm:
+ Hội chứng Down (21)
+ Hội chứng Patau (13)
+ Hội chứng Edwards (18)
+ Hội chứng Turner (45X)
+ Hội chứng 3X (47,XXX)
+ Hội chứng Klinefelter (47,XXY)
+ Các tam nhiễm NST thường khác
Xét nghiệm NIPT đặc biệt được khuyến cáo với các trường hợp sau
- Độ tuổi mang thai cao, nhất là từ 35 tuổi trở lên
- Có tiền sử từ 2 lần sảy thai liên tiếp
- Có tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân, thai dị dạng
- Có kết quả siêu âm, xét nghiệm sinh hóa bất thường
- Các ca mang thai thụ tinh trong ống nghiệm
- Thai đôi
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền
Chi phí làm xét nghiệm NIPT 1 lần chỉ từ 3.000.0000 VNĐ nên mọi mọi thai phụ trong thời gian mang thai nên cân nhắc làm xét nghiệm này,
2. Xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C
Phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C khi mang thai có khả năng truyền virus cho thai nhi. Tất cả phụ nữ mang thai đều cần được xét nghiệm nhiễm virus viêm gan B. Còn đối với xét nghiệm virus viêm gan C, nên thực hiện nếu người mẹ có các yếu tố nguy cơ nhất định.
3. Xét nghiệm lao (TB)
Những thai phụ có nguy cơ mắc bệnh lao cao (ví dụ, phụ nữ bị nhiễm HIV hoặc sống và sinh hoạt gần gũi với người mắc bệnh lao) nên làm xét nghiệm kiểm tra khả năng mắc căn bệnh này.
4. Xét nghiệm các bệnh nhiễm lây truyền qua đường tình dục (STIs)
Xét nghiệm này nên làm sớm và thường xuyên chứ không chỉ trong quá trình mang thai. Nếu chưa làm trước đó bạn cũng nên làm các xét nghiệm này. Các bệnh như giang mai hay HIV sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi sau này
5. Xét nghiệm trai gái (X-Y)
Tại sao chúng tôi khuyên nên làm xét nghiệm này. Xét nghiệm này không phải để phân biệt gt trong tình trạng xã hội có sự phân biệt giới tính ở một số trường hợp nhỏ.
Nhưng xét nghiệm gt (X-Y) sớm sẽ giúp cho gia đình chuẩn bị thật tốt cho trẻ. Bởi theo một số nghiên cứu thì việc chăm sóc thai nhi có giới tính khác nhau sẽ khác nhau. Dinh dưỡng hấp thụ của thai trai và gái cũng khác nhau. Ở VN mọi người hay truyền tai nhau, đẻ con trai hao hơn đẻ con gái. Đây là sự lưu truyền trong dân gian. Nhưng hiện nay khoa học đã chứng minh điều đó là đúng. Vậy nên để các bé khi sinh ra được khoẻ mạnh và phát triển đúng với gt bản thân. Thì chúng ta cần có chế độ chăm sóc từ khi thai còn trong bụng mẹ càng sớm càng tốt.
Hiện nay xét nghiệm trai gái (X-Y) đã có thể làm xét nghiệm từ tuần thứ 7 với độ chính xác lên đến 99,9%. Kết quả được biết sau 24h. Với chi phí chỉ từ 3.800.000 VNĐ