Có cần nhịn ăn khi đi làm xét nghiệm không
Nhiều người nói nhịn ăn là cần thiết khi đi làm các xét nghiệm, nhiều người nói là không. Vậy việc này có cần thiết khi đi làm xét nghiệm không. Hôm nay hãy cùng genlabvn tìm hiểu về vấn này nhé
Nhịn ăn có cần thiết và cũng không cần thiết?
Tại sao lại như vậy nhỉ? Vì trên thực tế có những xét nghiệm cần thiết phải nhịn ăn và có những xét nghiệm không yêu cầu việc này.
Vậy chúng ta đã có câu trả lời. Tuy nhiên hãy cũng tìm hiểu xem những xét nghiệm nào cần nhịn ăn và những xét nghiệm nào không nhé.
Nhóm những xét nghiệm cần nhịn ăn
Xét nghiệm đường huyết
Mục đích của xét nghiệm đường huyết là đo lượng đường trong máu để đánh giá nó có bình thường không, và có thể dùng xét nghiệm này để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Để đảm bảo kết quả được chính xác, người bệnh cần nhịn ăn hoặc uống (trừ nước) trong khoảng 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn giúp đảm bảo kết quả ghi nhận chính xác lượng đường trong máu. Kết quả này được bác sĩ dùng để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm sắt trong máu
Xét nghiệm hàm lượng sắt trong máu. Trong thực phẩm có nhiều thực phẩm chứa sắt trong đó. Nên có thể làm sai lệch kết quả khi xét nghiệm
Xét nghiệm mỡ máu
Khác với xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm mỡ máu để xác định các chỉ số đánh giá tình trạng mỡ trong máu bao gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride. Nếu lượng LDL-cholesterol và triglycerid tăng cao có nghĩa là người bệnh có nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch cao.
Xét nghiệm mỡ máu thường được khuyến cáo đối với những người trên 45 tuổi và nên làm xét nghiệm 5 năm/lần hoặc những bệnh nhân đang bị tăng huyết áp và tiểu đường.
Nếu người bệnh có tiền sử bị tim mạch thì sẽ được khuyến cáo làm xét nghiệm này thường xuyên hơn để đo và kiểm soát lượng mỡ máu trong cơ thể. Giống như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu cũng cần nhịn đói từ 8 – 10 giờ trước khi xét nghiệm vì thức ăn sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả
Xét nghiệm chức năng gan
Ngoài xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh thường được chỉ định đối với người bệnh để đánh giá các chức năng của gan hoặc xem xét tình trạng tổn thương gan.
Khi có các triệu chứng như sút cân không rõ nguyên nhân, nghiện bia, rượu, hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gan thì xét nghiệm này được tiến hành để theo dõi tình trạng bệnh gan.
Nhóm những xét nghiệm không cần nhịn ăn
Đa số những xét nghiệm về Gen, adn, tiền ung thư không cần nhịn ăn. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích để có kết quả chính xác nhất
Xét nghiệm giới tính sớm
Xét nghiệm giới tính sớm tuần thứ 7. Xét nghiệm này có thể giúp thai phụ và gia đình xác định được thai nhi từ tuần thứ 7 với độ chính xác 99%. Giúp cho gia đình có thể chăm sóc cho sự ra đời của bé tốt hơn. Vì là một loại xét nghiệm ADN nên thực phẩm không ảnh hưởng gì đến xét nghiệm. Vậy nên các mẹ có thể ăn uống thoải mái trước khi xét nghiệm giới tính sớm.
Xét nghiệm dị tật bẩm sinh NIPT
Xét nghiệm dị tật bẩm sinh NIPT tương tự như xét nghiệm giới tính sớm thì đây là một xét nghiệm ADN. Nên cũng không cần thiết phải nhịn ăn.
Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Những dị tật bẩm sinh như Hội chứng Down, Patau, edwards…. và các bệnh về di chuyền lặn do gia đình có người bị.
Đây là xét nghiệm bắt buộc với một số thai phụ. Các bạn có thể tham khảo thêm về NIPT ở đây
Xét nghiệm nhóm máu
Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu định làm mà người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn hoặc không.
Đối với xét nghiệm nhóm máu, mục đích làm xét nghiệm máu là để biết nhóm máu. Có rất nhiều nhóm máu, việc phân loại nhóm máu dựa trên loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu trong máu. Hiện nay, khoa học đã tìm thấy nhiều loại kháng nguyên đặc hiệu khác nhau, tuy nhiên, loại ABO và loại Rhesus là quan trọng nhất. Các loại kháng nguyên này lại được quy định bởi gen di truyền mà mỗi người nhận được từ cha và mẹ. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không cần nhịn ăn.
Kết luận:
Vậy qua bài này chúng ta đã biết về những xét nghiệm cơ bản. Kết luận lại các xét nghiệm chức năng, hay các bệnh liên quan đến máu thì nên nhịn ăn. Còn các xét nghiệm về GEN thì không cần nhịn ăn.